Những khó khăn lớn nhất khi bắt đầu khởi nghiệp

Nếu bạn đang có ý định tự mình xây dựng và phát triển sự nghiệp bền vững và thành công, bạn gần như không thể cùng lúc quản lý một công việc khác. Bạn có thể chỉ quản trị việc kinh doanh còn trong “trứng nước” của bản thân mình vào khoảng thời gian cuối tuần.

Mục lục

[Ẩn]

Khoảng thời gian từ 2017 –  2021 được xem là thời điểm “chín muồi” cho nhiều công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên, số lượng công ty startup thành công chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các công ty startup “chết yểu”. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu thị trường, tỷ lệ startup thành công trên thế giới không quá 10%. Vậy, thuận lợi và khó khăn khi khởi nghiệp là gì? Để chuẩn bị tinh thần và hướng giải pháp cho công ty thì hãy xem qua những khó khăn khi khởi nghiệp thường gặp được đúc kết từ những người đi trước.

1. Từ bỏ các sự nghiệp khác

Nếu bạn đang có ý định tự mình xây dựng và phát triển sự nghiệp bền vững và thành công, bạn gần như không thể cùng lúc quản lý một công việc khác. Bạn có thể chỉ quản trị việc kinh doanh còn trong “trứng nước” của bản thân mình vào khoảng thời gian cuối tuần. Nhưng nếu bạn muốn có một sự nghiệp thành công, lúc này bạn hãy từ bỏ những công việc đang làm hằng ngày. Vì vậy, hãy suy nghĩ và ra quyết định một cách hợp lý. 

Có thể nói, từ bỏ các sự nghiệp khác là một trong những khó khăn khi khởi nghiệp mà doanh nghiệp hay gặp phải. 

2. Nguồn vốn đầu tư – Khó khăn khi khởi nghiệp

Nhiều người vẫn nói rằng chỉ cần có niềm tin và đam mê là có thể thành công, nhưng đó là những lời nói nhằm động viên tinh thần cho nhau mà thôi. Bởi điều quan trọng khi khởi nghiệp là bạn phải có tiền. 

Với những ai lựa chọn con đường kinh doanh thì bắt buộc họ phải chấp nhận từ bỏ công việc hiện tại để tập trung cho sự nghiệp trước mắt. Có quá nhiều thứ cần phải lo cho một người bắt đầu khởi nghiệp như tiền đầu tư vào sản phẩm/dịch vụ, mặt bằng, thuê nhân viên,… Nếu không có số vốn nhất định thì chắc hẳn công ty của bạn rất khó có thể duy trì được lâu dài. 

Hơn nữa, kể cả khi bạn có tài chính trong tay để khởi nghiệp nhưng làm thế nào để quá trình hoạt động sinh ra lợi nhuận nhanh nhất vẫn là vấn đề lớn được đặt ra và không có gì đảm bảo trong tháng đầu tiên bạn sẽ thu được tiền ngay lập tức.

3. Hạn chế trong việc giới thiệu sản phẩm và khả năng kiểm toán yếu

Trên thực tế, ở nước ta có nhiều dự án khởi nghiệp chỉ biết cắm cúi làm ra sản phẩm mà không biết cách quảng bá, giới thiệu chúng đến tay người tiêu dùng như thế nào cho hiệu quả. Chính điều này đã khiến cho khả năng thành công của dự án không được cao.

Không những thế, có những doanh nghiệp mặc dù đã có sản phẩm tốt nhưng khi tiếp cận các quỹ đầu tư thì việc định giá, sổ sách kế toán, tài chính lại không thuận lợi. Do đó, nếu muốn tăng khả năng cạnh tranh cho dự án của mình thì cần phải có số liệu báo cáo cụ thể và được thực hiện bởi các đơn vị kế toán chuyên nghiệp. Đây cũng được là khó khăn khi khởi nghiệp của nhiều Startup.

4. Thiếu kiến thức và kinh nghiệm

Thiếu kiến thức và kinh nghiệm là một trong những vấn đề “nan giải” mà hầu hết dự án khởi nghiệp đều gặp phải, đặc biệt đối với những chủ dự án là người trẻ tuổi, thậm chí với những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thì kiến thức cũng chưa bao giờ là đủ. Bởi vì nguồn kiến thức là vô tận, trong khi những tri thức mới luôn được khám phá mỗi ngày, nhất là lĩnh vực công nghệ. Đây cũng là lý do khiến các dự án khởi nghiệp dù mọc lên “như nấm sau mưa” nhưng lại không đem lại nhiều hiệu quả.

Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực đó, việc học quản trị kinh doanh Online là điều bắt buộc trước khi tham gia vào khởi nghiệp. Hãy dành thời gian từ 3 – 5 năm đi làm tại các công ty hoặc tập đoàn lớn để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng mềm, giao tiếp cũng như nắm bắt nhu cầu thị trường trước khi có kế hoạch khởi nghiệp.

5. Nguồn nhân lực kém chất lượng

Thông thường, với ứng cử viên giỏi không chỉ tìm kiếm công việc phù hợp mà còn đặt ra tiêu chí khắt khe về chính sách đãi ngộ, vị trí làm việc,… Vì vậy, các công ty startup sẽ khó có thể tìm được đội ngũ nhân viên chất lượng, chấp nhận với những rủi ro. Nhưng nếu người đồng hành non kinh nghiệm, không có nhiều chuyên môn thì dự án khởi nghiệp khó có thể thành công. Đây là một trong những yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp của các công ty startup.

5. Thiếu sót trong xây dựng cấu trúc công ty

Để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu suất công việc thì doanh nghiệp của bạn nên có cấu trúc bộ phận rõ ràng. Bên cạnh đó, công ty của bạn cũng cần phải xác định được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, xây dựng được quy tắc kinh doanh, tạo được văn hóa doanh nghiệp. Bởi khi bắt đầu khởi nghiệp mà không chú trọng đến văn hóa doanh nghiệp có thể dẫn đến xung đột, mâu thuẫn nội bộ,…

6. Áp lực thời gian – Khó khăn khi khởi nghiệp

Khi tiến hành mở công ty, thời gian chuẩn bị càng dài mà không thu về lợi nhuận sẽ làm cho con số lỗ vốn càng lớn. Nếu bạn chỉ lo bù đắp cho hao hụt, tổn thất trong một thời gian quá dài thì công ty khó có thể “chống cự” nổi. Cũng vì lý do này mà nhiều công ty startup đặt mục tiêu là thu được lợi nhuận ít nhất từ 2 – 3 tháng đầu hoạt động.

Do đó, doanh nghiệp của bạn cần phải biết cách sắp xếp thời gian khoa học, tập trung sức lực để hoàn thiện mục tiêu cụ thể.

7. Vấn đề ra quyết định

Là một nhà quản lý, lãnh đạo bạn thường xuyên phải đưa ra quyết định của tất cả mọi việc dù nhỏ hay lớn cho công ty của mình. Vì vậy, đòi hỏi bạn phải là người có kỹ năng lắng nghe, phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định một cách chính xác, điều này rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Khi bạn vượt qua những thử thách này, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, nắm trong tay nhiều cơ hội để đạt được thành công như mong đợi.

Bên cạnh những khó khăn khi khởi nghiệp thì cũng có một số thuận lợi như:

  • Tự mình làm chủ.
  • Có trách nhiệm với công ty.
  • Độc lập tài chính.
  • Tự do – sáng tạo.
  • Tự do chọn địa điểm, tên và loại hình kinh doanh của công ty.
  • Tuyển dụng nhân viên.
  • Tạo được tên tuổi.
  • Hình ảnh doanh nghiệp.

Nguồn: Internet

Chia sẻ :
Tiếp theo